Trang

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thuốc thú y

Căn cứ Điều 7 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT quy định về thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y như sau:
1. Nhập khẩu thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành
Các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y theo quy định thực hiện việc nhập khẩu như sau:
a) Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y: Cơ sở làm thủ tục nhập tại Hải quan cửa khẩu;
b) Đối với vắc xin, vi sinh vật: Cơ sở làm đơn hàng nhập khẩu theo mẫu tại Biểu mẫu 2, Phụ lục 3 (01 bản kèm file mềm) gửi về Cục Thú y.
2. Nhập khẩu thuốc thú y chưa có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
a) Các trường hợp được phép nhập khẩu:
– Thuốc thú y là hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, không có giá trị thương mại;
– Thuốc thú y để kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;
– Thuốc thú y biệt dược nhập khẩu với số lượng ít, không có giá trị thương mại để chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho động vật quý hiếm, vật nuôi nhập khẩu;
– Nguyên liệu (dược chất, tá dược, dung môi, hóa chất và các phụ liệu khác) để sản xuất các sản phẩm đã có tên trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
b) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y gồm: 01 bộ
– Đơn hàng nhập khẩu theo mẫu tại Biểu mẫu 1, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản kèm file mềm);
– Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hoá chất thông dụng); Giấy chứng nhận lưu hành đối với thuốc nhập khẩu;
– Phiếu phân tích chất lượng của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);
– Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).
c) Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y được gửi về Cục Thú y;
d) Thời hạn trả lời: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Thú y có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả”
Ms. Xuân Hằng_0905707389

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét